Nguồn: diễn đàn Cây Cảnh Việt Nam
Chủ đề: Từ abc, phần 6: ĐẤT TRỒNG BONSAI
Chủ biên: hqvuhototbung
Bài viết được biên tập dựa trên nội dung bản đăng lại của: dungvan
Không biết các bạn thấy sao, chứ riêng bản thân mình thì những thắc mắc về rễ và đất trồng còn nhiều vô kể. Cho nên, trong mục này, mình sẽ nêu ra một số câu hỏi, mong là các bạn cùng mình cố gắng tìm cách trả lời. Có thể là chưa hẳn thông suốt, nhưng chí ít thì cũng đánh động để các vị có khả năng chuyên môn cao có thể cho ý kiến. Rồi từ những thắc mắc đó, nếu phần nào được giải tỏa, hy vọng việc chơi Bonsai sẽ vui hơn vì cây cối phát triển đúng ý hơn.
- Tại sao lý thuyết và thực tế bảo: cây trong Bonsai cần đất thông thoáng, nhưng khi người đặt cây trồng trên đá thì đắp quanh rễ đầy đất bùn (keto) mà cây vẫn sống?
- Tại sao cây Mai Chiếu Thủy ngâm trong nước, rễ phát triển tốt và cây sống tốt. Thế nhưng trồng vào đất sũng nước, cây kém phát triển?
Với hai câu hỏi trên, các bạn nghĩ sao?
Vậy phải chăng, nếu trồng cây cho sống thì cần gì phải tốn công sức tìm thứ này thứ nọ trộn hỗn hợp đất làm chi. Trồng kiểu thủy canh (như cây Mai Chiếu Thủy) hay dùng đất thịt ở ruộng (Keto) là cây sống rồi.
Hình của bạn Lưu Vien Ngoại tại chủ đề: Giâm cành bằng cách ngâm nước.
Tóm lại, với hai câu hỏi trên, coi như rễ cây ở 2 thái cực: không cần đất, chỉ cần nước; hoặc: đất đặc (như đất thịt) cũng vẫn giúp cây sống được.
Vậy cớ gì phải cần đất thông thoáng để trồng bonsai?
Các bạn nghĩ sao?
Mọi nhận xét của mỗi bạn đều có giá trị. Đừng ngại chuyện đúng sai. Bởi vì, điều có thể nói chắc là mỗi trường hợp, mỗi loài cây, mỗi loại rễ… đều có một khoảng “tự ứng đổi” nào đó cho phù hợp môi trường sống. Vấn đề là chúng ta tìm được khoảng giới hạn những thay đổi này cho từng loài, từng độ tuổi.
Mình gửi tới các bạn thêm vài hình ảnh cho hai câu hỏi nêu trên.
(Pictures from The Complete Guide to Art and Technique BONSAI, by Paul Lesniewics, 1984, London, page 25. For training purpose only.)
![]() |
![]() |
Beech saplings, 2-5 years old, being prepared for planting as a group. The roots are pruned by two-thirds. Amixture of equal parts of loam and peat is formed into balls. |
Sketch showing how the beech wood is planted.
Các hình ảnh dưới đây được trích từ Tạp chí Bonsai Today, các số 20, 24, 55, 77.
(Pictures from Bonsai Today n. 20, 24, 55, 77. For training purpose only)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
In order to encourage rooting, do not prune the plant.
Cứ như những hình ảnh chiết cho ra rễ ở trên, có phải: rễ ra thoải mái ở môi trường ẩm, tối trong dớn trồng lan. Rõ ràng là một môi trường tối tăm, bó kín.
Vậy tại sao không trồng cây bonsai toàn bằng dớn trồng lan (green moss) cho khỏe?
Cũng không ít bạn từng đề nghị: sao không dùng phương pháp Thủy canh (hydroponic) để trồng bonsai cho khỏe. Tức là trồng cây bonsai như trồng cây rau cải: cứ tưới nước vào rễ, chả phải đất đai chi cho thêm cực?
(Hình ảnh trong Bonsai today No 77.)
After five months in water. Appearance at the beginning of October. This is another example. If the roots grow as we see in the photograph, at the beginning of autumn of the same year, the tree can be transplanted to a clay pot without cutting off roots.
Hoặc như mấy ông Nhật bổn trồng cây trên đất bùn như thế này (muck, Keto).
Cách tạo đất trồng:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bạn có thấy đất trồng toàn một thứ nhão đặc như đất thịt!
Như vậy cái cây Kim Tùng đang sống trên đá này rồi tương lai sẽ ra sao? |
Chứ còn như ý của bạn BVDung và một số bạn cho rằng: đất bùn này chỉ để tạo vành chung quanh cây (rừng), sau đó người ta đổ đất hạt (viên akadama) vào giữa vòng để làm chất trồng thì điều này không sai. Nhưng nếu như vậy thì có lẽ sẽ là chuyện bình thường, dễ hiểu.
Mình rất mong các bạn xem thử ý nghĩ này ra sao:
- Rễ cây có khả năng “tự thay đổi” theo môi trường.
- Do đấy, hoặc ngập trong nước (một thời gian) hay ngập trong đất (bùn), rễ vẫn có khả năng sống và phát triển (nhanh chậm tùy loài, tùy tuổi cây).
- Tuy nhiên, những thay đổi để sống trong môi trường mới (ngấp nước, ngập đất) cũng chỉ có tính giai đoạn (có thể vài tháng).
- Vậy thì, trong đường dài (suốt đời cây bonsai) rễ cây cần được trồng trong đất thông thoáng như thế nào đó mà không phải là “ngập nước” hoặc “đất thịt”.
Theo bạn, liệu có cần phải xác định như vậy không?