7 yếu tố kiến tạo mỹ thuật Bonsai

Nguồn: diễn đàn Cây Cảnh Việt Nam
Chủ đề: Cây cỏ “phụ kiện” Bonsai
Chủ biên: hqvuhototbung


Aesthetic elements of Bonsai Art

Vấn đề Yếu tố Mỹ thuật trong nghệ thuật thị giác thì có lẽ cũng không khác biệt lắm về cơ bản giữa các ngành nghệ thuật khác nhau.

Chuyện yếu tố này thì cũng hệt như mấy ông định vẽ kiểu nhà thì chí ít cũng phải biết đôi chút về vật liệu: gạch sần sùi, gạch láng bóng, gạch loại nguyên khối, gạch lát gồm những miếng nhỏ ghép nhau, rồi thì màu sáng màu tối …..đủ thứ.

Hoặc mấy ông sáng chế các kiểu quần áo biết rõ một chút về loại vải vóc, thứ sợi nhuyễn, thứ sợi thô, thứ dày, thứ mỏng, thứ bóng, thứ nhung, màu nhạt, màu chói,… ấy là còn lắm thứ người thường chả ai rành: tỉ như độ co dãn, mức co rút…

Thế nên trong thiết kế mỹ thuật Bonsai, chúng ta cũng cần nắm được những yếu tố cơ bản như vậy trước khi định chuyện tạo dáng mỹ thuật cho cây bonsai. Thì các bạn hẳn cũng thấy ngay, mà đa phần là ai mới chơi Bonsai cũng là cứ lo chuyện thân phải cong, phải vặn cái đã, còn thì những yếu tố thiết kế để “cái thân vặn vẹo kia” trở nên đẹp được thì coi bộ: hay bị vờ đi!

Thế là “cái thân vặn vẹo đến hay kia” không đủ già vì thân chưa có nứt vỏ, hay dáng chưa đủ vững vì thiếu bộ chi dăm, hoặc thiếu “vẻ cái cây “đại thụ” vì lá to quá không hài hòa… Nghĩa là muốn thiết kế để tác phẩm bonsai đi gần tới mức “đạt” thì ít nhất cùng một lúc “7 yếu tố kiến tạo mỹ thuật Bonsai” cần phải được lưu ý.

  1. Đường nét – Line:
  2. Các vật liệu của sản phẩm được trưng bày có nhiều kiểu đường nét: thẳng, cong, vòng vèo, gập, xoắn vặn… Mỗi kiểu đường nét dễ gây cho người xem một liên tưởng nào đó.

    Thí dụ:

    • Thẳng: mạnh mẽ, cứng rắn, nam tính…
    • Cong: nhu, nữ tính…
    • Uốn éo: chậm rãi, yếu…

  3. Hình dạng – Form:
  4. Thực sự thì hình dạng là tổng thể kết cấu của những đường nét. Thế nhưng khi nói đến hình dạng trong Bonsai hay trình bày phẩm vật Bonsai, thì ngoài chuyện hình thể: tròn, vuông, tam giác, hình bất định, chúng ta còn phải lưu tâm đến chiều sâu của dạng.

    Hai yếu tố Đường nétHình dạng là quan trọng nhất về: cấu thành sức chuyển động của tác phẩm.

  5. Thô mịn – Texture:
  6. Ý niệm về thô mịn vốn là lấy từ kết cấu dệt vải. Các bạn cũng dư biết: vải bố hoặc vải quần Jean thì trông thô nhám, nhưng tấm lụa thì mịn màng. Tương tự, vải sợi được dệt thưa hay khít.

    Số sợi trên một đơn vị diện tích càng cao = vải càng mịn, càng đắt. Thường thì người ta tính trên đơn vị 1 inch vuông, 100 sợi dọc + 100 sợi ngang là “thread count” = 200, loại trung bình, 400 là tốt.

    Vậy thì, với các tác phẩm phô bày bonsai, yếu tố thộ mịn ở đâu?

    Mạnh nhất là ở vỏ (nứt nẻ như Thông, hoặc láng bóng như Ổi). Cũng có một chút ở kiểu lá: lá thô = lớn, ít, lá mịn = nhỏ rí như Sơn Tùng.

  7. Sắc độ – Value:
  8. Ý niệm sắc độ phảng phất chút xíu về màu (vàng, đỏ…) nhưng thực chất thì chính “độ đậm, nhạt của các khối mảng” ở sản phẩm mới là chuyện tạo nên yếu tố này. Từ ý niệm sắc độ, chúng ta lưu ý sang ý niệm sáng tối của phẩm vật hoặc khu vực trưng bày.

  9. Màu sắc – Color:
  10. Ý niệm màu sắc được để ý nhất trong vấn đề hài hòa giữa các phần cấu thành sản phẩm, cũng như giữa các phẩm vật với nhau trong khu vực trưng bày. Sự hài hòa, tương phản giữ màu nóng, màu lạnh đã diễn giải nhiều trong chủ đề: abc – chậu bonsai.

  11. Khoảng trống – Space:
  12. Ý niệm khoảng không gian bị chiếm trong một không gian hai chiều đưa đến hai phần: khoảng phẩm vật chiếm chỗ (positive space) và khoảng trống (negative space). Dĩ nhiên là khoảng chiếm chỗ càng nhiều, càng dày đặc thì càng đưa tới liên tưởng vững chãi, nặng nề, kém chuyển động…

  13. Chiều sâu – Dimension:
  14. Trong từ ngữ Tây phương, người ta dùng 2 từ:

    • Shape: diễn tả hình dạng trên không gian hai chiều, có lẽ chúng ta hay dùng từ “bóng” (Silhouette) cho ý này.
    • Form: dạng khối (không gian 3 chiều). Tuy là không gian 3 chiều, nhưng ở thể khối của vật, tính cần thiết phải có của phẩm vật chỉ đuợc nêu nhẹ. Thí dụ: cành nhỏ làm cành phông ở Bonsai.

    Trong phần thiết kế trình bày, chiều sâu lại hết sức quan trọng. Ngoài việc xếp đặt trước sau, chính hình dạng và thể khối lớn nhỏ cũng gây cho người xem mức cảm nhận chiều sâu xa xăm, hay chiều cao ngút mắt.

Ngoài 7 yếu tố cấu thành vật liệu tác phẩm liên quan Bonsai kể trên, nhiều tác giả còn đưa ra thêm một vài yếu tố khác. Thí dụ như ông Robert Steven đưa ra thêm các yếu tố: phối cảnh, bố cục, cân đối….

Mà đây mới là riêng Bonsai. Những ngành mỹ thuật thị giác khác ắt lại còn thêm những yếu tố khác nữa không chừng. Thí dụ như ngành “trình bày sản phẩm mỹ thuật”, chắc chắn còn phải để ý đến yếu tố ánh sáng, mức phản chiếu, và mức hấp thu ánh sáng của các loại vật liệu cũng như độ cong, phẳng…


You can leave a response, or trackback from your own site.

Leave a Reply